A- NHIỆM VỤ CHUNG:
Triển khai chương trình hành động của Thành ủy Hội An về thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” Tiếp tục triển khai chỉ thị 03-CT/TW của Bộ chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, kết hợp với cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào "xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; tập trung mục tiêu đẩy mạnh chất lượng giáo dục một cách hiệu quả và bền vững kết hợp với công tác xây dựng đội ngũ đoàn kết, tương trợ nhau trong sinh hoạt, công tác. Từ đó nêu cao tinh thần trách nhiệm của toàn trường để thực hiện thắng lợi một số nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015-2016 như sau:
1/ Phát huy kết quả năm qua tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng chỉ tiêu chất lượng của một trường chuẩn Quốc gia. Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực, thực hiện nội dung giảm tải SGK của Bộ GD&ĐT, vận dụng ứng dụng CNTT vào dạy học một cách hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh chất lượng học sinh giỏi, chất lượng mũi nhọn của nhà trường, phấn đấu nâng cao vị trí dự thi học sinh giỏi cấp thành phố và nâng cao số lượng thi đỗ vào trường chuyên Lê Thánh Tông.
2/ Tiếp tục thực hiện trật tự kỷ cương, an toàn, an ninh trong trường học, chấp hành tốt luật pháp của nhà nước, qui chế của nhà trường. Tích cực ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong công tác giáo dục học sinh chăm ngoan học giỏi; xây dựng đội ngũ vững về chuyên môn, năng nổ công tác hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
3/ Phát huy thành quả phổ cập giáo dục hiện có. Giữ vững và nâng dần tỉ lệ Phổ cập GD. THCS phường Tân An và xã Cẩm Hà. Tiến tới PCGD bậc trung học theo Đề án PCGD.BTH của thành phố.
4/ Tiếp tục tổ chức tốt công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp - các hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, xây dựng chương trình hoạt động Đội kết hợp với hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục kỹ năng sống trong học sinh, xây dưng cơ quan thành một khối đoàn kết thống nhất cao. Đẩy mạnh giáo dục Thể chất, Văn nghệ - Thể dục thể thao. Thực hiện tốt công tác giáo dục Hướng nghiệp cho học sinh.
5/ Đẩy mạnh công tác học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy, lấy công tác của đội ngũ là khâu đột phá trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường; tiếp tục tổ chức thực hiện việc đánh giá chuẩn Hiệu trưởng và chuẩn nghề nghiệp một cách chính xác và khoa học. Tăng cường công tác quản lý và kiểm tra nội bộ, phát huy dân chủ trong trường học để đảm bảo nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Nhà trường phấn đấu giữ vững trường THCS đạt chuẩn Quốc gia và các nội dung của "Trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo Chỉ thị 40/2008/BGD-ĐT.
B/ NHIỆM VỤ CỤ THỂ:
I/ PHỔ CẬP THCS:
- Kết hợp với chính quyền địa phương huy động 100% học sinh tốt nghiệp Tiểu học vào học lớp 6. Phấn đấu giảm tỉ lệ học sinh bỏ học dưới 0,5%; Học sinh được công nhận tốt nghiệp THCS đạt trên 98%.
- Tiếp tục duy trì và nâng tỉ lệ phổ cập GD/THCS đối với địa phương phường Tân An và xã Cẩm Hà. Phối kết hợp với trường tiểu học, mần non thống nhất số liệu điều tra tổng hợp hoàn chỉnh vào tháng 9 năm 2015, cùng với Thành phố giữ vững chỉ tiêu PCGD/ THCS.
- Tăng cường phụ đạo học sinh yếu, kém để đảm bảo nâng cao chất lượng thực chất, thực hiện tốt giáo dục hoà nhập trong nhà trường.
- Giáo viên bộ môn, Giáo viên chủ nhiệm đặc biệt quan tâm đến học sinh yếu, kém của lớp mình phụ trách, có biện pháp phù hợp động viên các em ham học để duy trì sĩ số. Không để học sinh nào vì khó khăn kinh tế phải bỏ học.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Đối với giáo viên:
+ Yêu cầu:
- Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn về HSSS, nề nếp và kỹ cương sinh hoạt chuyên môn do ngành và nhà trường quy định. Giáo viên phải tập trung nghiên cứu, nắm vững chuyên môn, vận dụng nội dung chương trình giảm tải SGK của Bộ GD&ĐT có hiệu quả. Tích cực tham gia đăng ký các danh hiệu thi đua. Chấp hành nghiêm túc phân công chuyên môn của nhà trường, thực hiện đảm bảo quy chế chuyên môn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện thống nhất phân phối chương trình phù hợp với nội dung giảm tải theo hướng dẫn 383/PGD&ĐT. Thực hiện đảm bảo kế hoạch dạy học, chú ý đến việc thực hiện chuẩn kiến thức - kỹ năng trong quá trình dạy học, đảm bảo mục tiêu yêu cầu của kiến thức, kỹ năng, thái độ trong từng bài dạy ở từng bộ môn. Tiếp tục thực hiện việc đánh giá xếp loại học sinh theo thông tư 58/BGD&ĐT của BGD&ĐT.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá ra đề nghiêm túc theo chuẩn kiến thức kỹ năng, thực hiện tốt nội dung đánh giá của từng bộ môn, đảm bảo đánh giá đúng chất lượng thực chất học sinh theo từng mức độ cụ thể, chú ý việc đánh giá theo hướng mở của các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý; môn GDCD đánh giá theo hướng tiến bộ trong nhận thức, trong khả năng thực hành của học sinh và quy định đánh giá, xếp loại các bộ môn Âm nhạc, Thể dục, Mỹ thuật theo hướng dẫn công văn 2270/SGD&ĐT của Sở GDĐT Quảng Nam.
- Luôn có ý thức vươn lên, thực hiện tốt chương trình tự học tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề, tích cực đổi mới phương pháp dạy học đồng bộ ở các bộ môn, phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh, đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nghiên cứu khoa học của học sinh. Tích cực dạy học ứng dụng CNTT- Truyền thông một cách có hiệu quả, soạn giáo án điện tử, soạn giáo án theo hướng xây dựng kế hoạch bài giảng ở tất cả bộ môn được tập huấn, khắc phục những tồn tại yếu kém trong giảng dạy. Tổ chức tốt Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường; từng bước nâng cao nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng với yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, đặc biệt là giáo viên đang giảng dạy bộ môn Tiếng Anh. Xây dựng tốt các tiết dạy chuyên đề chuyên môn, quản lý ở các môn: Vật lý, Sinh học, Lịch sử, Âm nhạc, Mỹ thuật vào tháng 12/2015 do Phòng GDĐT phân công.
- Phát huy tốt điều kiện CSVC hiện có; 100% giáo viên thực hiện giảng dạy ứng dụng CNTT. Phấn đấu ít nhất mỗi giáo viên giảng dạy CNTT 5 tiết trên một học kỳ.
+ Biện pháp:
- Phát huy sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, lấy chất lượng tiếp thu và năng lực thực hành của học sinh làm kết quả cuối cùng của tiết dạy. Thực hiện dạy học hướng vào người học, nâng cao tính tự giác học tập trong học sinh.
- Thực hiện tốt các tiết thực hành theo qui định, có kế hoạch mua sắm bổ sung thêm trang thiết bị thực hành .
- Phát huy tốt hoạt động các phòng thiết bị ĐDDH, cơ sở vật chất các phòng học với CNTT; chú ý đầu tư khâu soạn giảng hiệu quả tiết học ứng dụng CNTT. Mỗi học kì mỗi GV phải có ít nhất 05 bài giảng điện tử và được dạy qua CNTT. Tiếp tục phát huy thư viện học liệu của các tổ chuyên môn, tham gia xây dựng kế hoạch bài giảng phù hợp với từng bộ môn. Tận dụng đồ dùng dạy học, sách Thư viện đang có vào việc dạy học tại lớp, tự làm một số ĐDDH để phục vụ dạy học.
- Tích cực học tập tìm tòi, sáng tạo thông qua các thông tin trên mạng, xây dựng học liệu cho bản thân, đặc biệt chú trọng đến công tác lưu trữ ngân hàng đề kiểm tra cho môn học, tiếp tục xây dựng các chuyên đề BDHSG, tập trung xây dựng kế hoạch cá nhân và kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên hiệu quả chất lượng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả sinh hoạt Tổ, nhóm chuyên môn theo nội dung qui định của Sở Giáo dục & Đào tạo, thảo luận chuẩn bị các tiết dạy thật chặt chẽ chu đáo, lựa chọn PPDH phù hợp cho từng tiết dạy, chú ý đến nội dung giảm tải SGK.
- Đẩy mạnh việc tổ chức hội giảng, hội thảo chuyên môn (2 lần /năm học ở mỗi tổ), tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi. Mỗi tháng thao giảng 1 tiết/ 1 tổ chuyên môn. Chú ý các nội dung kiến thức liên môn để giải quyết một tình huống dạy học.
- Thực hiện ngoại khoá trong tổ chuyên môn và học sinh, chú trọng đối với học sinh về phương pháp học tập của từng bộ môn, dạy cho các em về cách học của từng bộ môn, qua đó phát huy tính tích cực chủ động tiếp thu kiến thức của học sinh.
- Thực hiện cải tiến phương thức ra đề kiểm tra theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục & Đào tạo, đảm bảo kiểm tra và đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức - kỹ năng, chú trọng các mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng trong mỗi đề kiểm tra, tiếp tục thực hiện hình thức ra đề kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan. Tổ chức kiểm tra đồng loạt 3 môn Văn, Toán, Anh đối với lớp 9. Thực hiện ma trận đề kiểm tra theo tập huấn của Phòng GD&ĐT.
- Đổi mới bài soạn theo hướng kế hoạch bài giảng kết hợp với đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các bộ môn theo chỉ đạo của Ngành. Chú trọng đảm bảo mục tiêu kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng bài dạy. Thực hiện dạy học theo hướng đổi mới phương pháp, xây dựng tốt các hoạt động dạy học theo hướng giúp học sinh trải nghỉệm, nghiên cứu khoa học, chú trọng thực hành, thực nghiệm để củng cố lý thuyết, nâng cao chất lượng cả 2 mặt dạy của giáo viên và học của học sinh.
- Chú trọng lồng ghép giáo dục dân số giới tính, an toàn giao thông, phòng chống HIV/AIDS, cúm A H1N1, ma túy và các tệ nạn xã hội, giáo dục bảo vệ môi trường, nếp sống văn minh lành mạnh, sức khỏe sinh sản vị thành niên, giá trị sống và kỹ năng sống… vào các môn học.
- Tiếp tục thực hiện việc đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên theo hướng dẫn số 10227/THPT ngày 11/9/2002 của Bộ Giáo dục & Đào tạo và các văn bản hướng dẫn của Phòng Giáo dục -ĐT Hội An.
- Thiết lập đầy đủ hồ sơ sổ sách của tổ, nhóm, tất cả giáo viên tự giác sưu tầm tư liệu giảng dạy và cập nhật theo thời điểm.
- Tăng cường công tác kiểm tra của Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng, của các tổ chuyên môn. Thực hiện đầy đủ và cân đối các loại hình kiểm tra trên tất cả các hoạt động của giáo viên, của tổ, nhóm chuyên môn.
2/ Đối với học sinh:
+ Yêu cầu:
- Chuẩn bị đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập đúng qui định.
- Tất cả học sinh các lớp đều đăng ký thi đua cụ thể về chỉ tiêu chất lượng học tập, theo dõi sơ kết đánh giá cụ thể hằng tuần, hằng tháng, xây dựng tinh thần tương trợ đoàn kết giúp đỡ nhau, thân thiện trong học tập, hạn chế thấp nhất số học sinh bỏ học giữa chừng.
- Xây dựng nề nếp tự học, chủ động trong học tập, thể hiện tốt tinh thần hợp tác cùng nhau xây dựng bài, có ý thức phát biểu những chính kiến của mình trong mỗi tiết học, từ đó nâng cao nhận thức của mỗi học sinh, thực hiện đúng các qui định về soạn bài, học bài do giáo viên bộ môn yêu cầu, biết sử dụng có hiệu quả thời gian ở nhà để tự học và chuẩn bị bài. Tuyệt đối không gian lận trong kiểm tra, thi cử.
- Học sinh các lớp nỗ lực phấn đấu trong học tập, xây dựng tốt đôi bạn thân thiện; học sinh yếu, kém tham gia đầy đủ các lớp phụ đạo ở trường.
+ Chỉ tiêu: Phấn đấu đạt các chỉ tiêu trường đạt chuẩn quốc gia.
+ Biện pháp
- Thường xuyên kiểm tra nề nếp học tập ở trường, ở nhà giúp học sinh có phương pháp học tập đúng hiệu quả. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa học tập trong học sinh, xây dựng PPHT đúng, hiệu quả chất lượng.
- Đẩy mạnh chất lượng mũi nhọn, tổ chức tốt các tiết BDHSG các môn được phân công, tổ chức tốt các lớp dạy cho học sinh khá, giỏi khối 8,9 để chuẩn bị thi vào trường chuyên cấp THPT.
- Chú trọng đẩy mạnh chất lượng đại trà, xây dựng và củng cố phong trào học nhóm, đôi bạn học tập thân thiện, kiểm tra bài ở nhà, truy bài đầu giờ, tương trợ giúp bạn nghèo học tập, chú ý học sinh yếu, kém có hoàn cảnh khó khăn cần quan tâm đặc biệt giúp các em vượt qua khó khăn vươn lên học tập.
- Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt Đội, sinh hoạt chủ nhiệm, phat huy hiệu quả thông tin liên lạc qua hệ thống Vvn.edu với phụ huynh, nhằm nâng cao chất lượng học tập văn hóa và rèn luyện đạo đức cho học sinh.
III/ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP VÀ CHUẨN BỊ NGHỀ, LAO ĐỘNG VỆ SINH XÂY DỰNG CẢNH QUAN SƯ PHẠM:
+ Yêu cầu và chỉ tiêu:
- Dạy đầy đủ chương trình Công nghệ hiện hành, đặc biệt chú trọng các tiết thực hành kỹ thuật. Học sinh lớp 8 tham gia học nghề.
- Tiếp tục thực hiện chương trình, nội dung hướng nghiệp lớp 9 theo qui định 9 tiết/ năm. Thực hiện đổi mới nâng cao hoạt động hướng nghiệp được tập huấn về “Tư vấn hướng nghiệp” và “Quản lý công tác hướng nghiệp học sinh phổ thông” vào công tác quản lý và dạy học hướng nghiệp tại trường.
- Tiếp tục trồng, chăm sóc cây cảnh, cây bóng mát trong khuông viên trường, xây dựng nhà trường luôn “xanh - sạch - đẹp”. Đặc biệt chú trọng khu vệ sinh an toàn, luôn sạch sẽ, đảm bảo sức khoẻ cho học sinh.
- Giáo dục ý thức lao động, ý thức giữ gìn vệ sinh thông qua các buổi lao động. Tập trung giáo dục học sinh bỏ rác vào thùng, hạn chế sử dụng túi nilông, không đem thức ăn lên phòng học, tổ chức quét dọn vệ sinh sân trường hằng buổi. Chú trọng đến việc thực hiện dụng cụ bảo hộ lao động như đeo khẩu trang, bảo vệ mắt chống bụi bẩn để giữ gìn sức khỏe.
- Gìn giữ lớp học sạch, đẹp, không bôi bẩn bàn ghế, không làm hư hỏng điện, quạt. Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ tài sản nhà trường nhất là các công trình vệ sinh và các công trình khác được xây dựng.
- Tổ chức có hiệu quả chế độ lao động của học sinh.
- Tiếp tục giáo dục học sinh lao động nhằm làm đẹp cảnh quan sư phạm, vệ sinh môi trường, phòng chống các bệnh do ô nhiễm môi trường, bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, cúm A H1N1..
+ Biện pháp:
- Giáo viên chủ nhiệm 9 soạn giảng các bài hướng nghiệp theo đúng qui định. Tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp bằng các hình thức linh hoạt, bổ sung đầy đủ các số liệu, tư liệu cập nhật, điều tra khảo sát nguyện vọng ngành nghề của học sinh.
- Ban lao động có kế hoạch phân công cụ thể các khu vực lao động thường xuyên, công bằng hợp lý, lập HSSS theo dõi đánh giá từng lớp, từng giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm phải có bài soạn, phân công cụ thể và dặn dò học sinh chuẩn bị dụng cụ, thời gian. Phải quản lý chặt chẽ và hướng dẫn học sinh trong suốt quá trình lao động đảm bảo tính giáo dục, tính hiệu quả và an toàn tuyệt đối trong lao động.
IV/ GIÁO DỤC HẠNH KIỂM - HĐNG LÊN LỚP - ĐOÀN ĐỘI - VĂN THỂ MỸ:
+ Yêu cầu và chỉ tiêu:
- HĐNG LL là hoạt động trong kế hoạch giáo dục của nhà trường. Toàn thể CB - GV - NV, các tổ chức đoàn thể trong trường và học sinh có trách nhiệm tham gia. GVCN lớp trực tiếp phụ trách HĐNG LL của lớp mình.
- Thông qua các tổ chức trong nhà trường nhất là Đoàn Đội, thông qua các giờ ngoại khóa, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, nhằm giáo dục truyền thống, giáo dục hạnh kiểm và nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Tổ chức lễ đón bằng công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia vào tháng 11/2015.
- Chú trọng giáo dục an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội. Giữ vững kỷ cương nề nếp trường học, giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh một cách thường xuyên.
- Tích cực tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, hội thi, hội lễ do Ngành và thành phố tổ chức. Chú trọng bồi dưỡng đội tuyển học sinh điền kinh - thể dục thể thao.
- Mỗi học sinh phải thực hiện nghiêm chỉnh nội qui, có tinh thần tự quản, ý thức tập thể, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật, đoàn kết tương trợ. Xây dựng ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh môi trường, biết giữ gìn và bảo vệ của công đảm bảo môi trường học tập của học đường.
- Tiếp tục xây dựng trường học văn hóa - công sở văn minh, nhà trường không khói thuốc, tích cực góp phần xây dựng và giữ vững Hội An “ Thành phố Văn hóa”
- Hưởng ứng phong trào “ Đền ơn - Đáp nghĩa” giúp đỡ con em gia đình chính sách, gia đình nghèo, đóng góp vào việc xây dựng nhà tình nghĩa, xóa nhà ở tạm cho gia đình nghèo do Ngành Giáo dục TP phát động.
- Tiếp tục thực hiện tốt chương trình “ vì giáo dục miền núi” tham gia đóng góp cho học sinh miền núi khó khăn.
- Phát động và xây dựng phong trào văn thể mỹ, hoạt động tập thể sôi nổi, tiếp tục thực hiện sinh hoạt tự quản đầu tuần tươi vui, hấp dẫn góp phần xây dựng tốt đời sống tinh thần cho giáo viên - học sinh.
- Phấn đấu đạt vị thứ 1, 2 HKPĐ ở TP.
- Phấn đấu 98% học sinh hạnh kiểm khá- tốt, không có HS xếp loại yếu.
+ Biện pháp:
- Không ngừng cải tiến và nâng cao hiệu quả HĐNG LL - Đoàn Đội.
- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình xã hội để uốn nắn học sinh có hạnh kiểm yếu thông qua công tác chủ nhiệm lớp.
- Phối hợp đồng bộ giữa Ban HĐNG, Tổng phụ trách, Giáo viên chủ nhiệm trong công tác xây dựng nề nếp và quản lý học sinh.
- Củng cố hoạt động Đội sao đỏ, Tổng phụ trách, GV trực theo dõi quản lý nề nếp học tập và sinh hoạt của học sinh.
- Tất cả giáo viên chú ý thực hiện chuyên đề giáo dục đạo đức qua bộ môn, từng bước tạo sự thống nhất giữa nhận thức và hành vi đạo đức của học sinh.
- Giảng dạy nghiêm túc môn thể dục. Tổ chức thi đấu chọn đội tuyển điền kinh và thể dục thể thao. Có kế hoạch tập luyện tốt để dự thi ở TP.
- Củng cố phong trào đọc báo, thi văn nghệ tiếng hát tuổi thơ, thuyết trình văn học.
- Phối hợp các cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh trong nhà trường, xây dựng môi trường văn hóa trật tự, ngăn nắp vệ sinh.
V/ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, VIẾT VÀ VẬN DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, TỰ HỌC TỰ BỒI DƯỠNG:
+ Yêu cầu và chỉ tiêu:
- Nghiên cứu khoa học và vận dụng sáng kiến kinh nghiệm là trọng tâm của công tác đổi mới phương pháp, là một trong những giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng dạy học và cũng là tiêu chuẩn đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên.
- Mỗi Cán bộ giáo viên công nhân viên, tổ chuyên môn phải đăng ký ngay từ đầu năm học nội dung tự học và đề tài sáng kiến kinh nghiệm tập trung chủ yếu vào công việc chuyên môn đang làm. Chú ý đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng “ Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh” Phấn đấu đến cuối năm học có 100% số Cán bộ giáo viên công nhân viên có sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại ở trường, ở TP, ở Tỉnh. Tiếp tục vận động cán bộ - giáo viên tham gia các lớp Đại học nâng chuẩn, đồng thời tham gia tốt các hội thảo chuyên môn ở trường, ở cụm và ở TP.
+ Biện pháp:
- Thực hiện đúng qui trình sinh hoạt Tổ, nhóm chuyên môn mà Sở Giáo dục - Đào tạo đã qui định như tổ chức nghiên cứu học tập một số vấn đề KHGD, nghiệp vụ và khoa học cơ bản. Hội thảo phổ biến trao đổi kinh nghiệm giáo dục, giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.
- Vận động CB-GV-CNV tham gia học tập các lớp nâng chuẩn, các lớp học Tin, Ngoại ngữ, đảm bảo tham gia đánh giá chuẩn nghề nghiệp theo quy định.
- Khen thưởng các cá nhân có thành tích đạt các danh hiệu chiến sĩ thi đua, LĐTT, bồi dưỡng HSG đạt giải.
VI/ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI, HỌC SINH NĂNG KHIẾU:
+ Yêu cầu và chỉ tiêu:
- Đây là 1 trong 3 mục tiêu của nhà trường để góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước, nâng cao vị thế của nhà trường trong Thành phố và phụ huynh. Nên việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là trách nhiệm của mọi giáo viên.
- Nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi 5 môn: Văn, Toán, Anh, Lý, Hóa lớp 8, 3 môn: Văn, Anh, Toán lớp 6, 7; 3 môn: Sinh; Sử; Địa khối 9; thực hành môn Lí, Hoá, Sinh lớp 8, casio, Tin lớp 8, 9; Đối với khối lớp 9 tập trung chú ý 9 em được theo học BDHSG tại thành phố học tập hiệu quả để vào đội tuyển thành phố dự thi cấp tỉnh, tiếp tục đẩy mạnh các môn Sinh, Sử, Địa dự thi có kết quả vào tháng 11.
- Tiếp tục đầu tư hiệu quả hai lớp chuyên cho học sinh khá giỏi khối 8,9; trang bị kiến thức nâng cao chất lượng học tập; chuẩn bị tốt điều kiện để các em đăng ký thi vào trường chuyên Lê Thánh Tông đạt kết quả; phấn đấu có từ 20 đến 25 em thi đỗ vào trường chuyên năm học 2016-2017.
- Chú ý lựa chọn đúng đối tượng và bồi dưỡng tốt các môn văn hoá, thực hành, điền kinh, thể dục thể thao, hùng biện tiếng Anh, các môn năng khiếu. Phấn đấu là một trong top 3 của các trường THCS trong thành phố về các Hội thi học sinh giỏi khối 6,7,8; Sinh Sử Địa khối 9 và TNTH; phấn đấu xếp 1, 2 HKPĐ; Học sinh đạt giải trong các Hội thi: Hùng biện Tiếng Anh, giải toán trên mạng, Tiếng Anh trên mạng…
+ Biện pháp:
- Mỗi giáo viên cần chú ý bồi dưỡng hoc sinh thể hiện ở bài soạn, qua câu hỏi và bài tập dành cho đối tượng này để có thể làm tốt khâu phát hiện và tuyển chọn. Soạn bài nghiêm túc theo yêu cầu của ngành cấp trên.
- Trong sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn và mỗi thầy cô giáo cần nêu ra những tồn tại, yếu kém trong công tác BDHSG, từ đó đề ra biện pháp, kế hoạch thực hiện một cách có hiệu quả công tác này.
- Tiếp tục bổ sung sách vào tủ sách bồi dưỡng để giáo viên và học sinh có điều kiện mượn và sử dụng.
- Tổ chức bồi dưỡng ít nhất 4 tiết/tuần/môn. GV được phân công có kế hoạch tổ chức thực hiện, chú trọng đến việc ra bài tập nâng cao cho học sinh về nhà, thường xuyên báo cáo kết quả công tác BD cho BGH để kịp thời uốn nắn và chỉ đạo thực hiện. Tổ chức tốt các lớp chuyên dạy học cho học sinh khá, giỏi khối lớp 8 và 9 ba môn Văn, Toán, Anh để giúp các em thi vào trường chuyên hiệu quả.
- Kết hợp tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ Văn, Toán, Anh văn. Tổ chức Hội thảo, sinh hoạt nhóm, trao đổi kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh. Kết hợp với Ban đạo diện cha mẹ học sinh, Hội khuyến học để khen thưởng giáo viên và học sinh có thành tích.
- Đối với các môn điền kinh, thể dục thể thao, Hùng biện Tiếng Anh.., cần quan tâm đúng mức. Chú ý đầu tư kinh phí và tăng cường tập luyện để đạt hiệu quả.
VII/ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ - VIÊN CHỨC:
+ Yêu cầu:
- Đội ngũ là nhân tố quyết định chất lượng. Đây là mục tiêu quan trọng của Ngành, của trường nhằm xây dựng đội ngũ đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ và chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Do đó việc tham gia học tập nghiên cứu lý luận chính trị, thời sự, chuyên môn là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi cán bộ, giáo viên.
- Tổ chức học tập quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, để nâng cao nhận thức chính trị trong đội ngũ cán bộ - giáo viên nhà trường về đường lối chủ trương của Đảng trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội và giáo dục của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
- Tiếp tục tổ chức học tập Điều lệ Trường Trung học ban hành kèm thông tư số 12/BGD&ĐT ngày 28/03/2011, Qui định đạo đức nhà giáo, nội qui đơn vị, các tiêu chuẩn của trường trung học chuẩn quốc gia (theo TT 06/BGD&ĐT), các nội dung của trường học thân thiện, học sinh tích cực để phấn đấu theo các tiêu chí trường trung học đạt chuẩn quốc gia, xây dựng đạt bước đầu một số nội dung của trường học thân thiện, học sinh tích cực. Tích cực hưởng ứng và thực hiện nghiêm túc phong trào "Ngôi trường không có khói thuốc"
- Không ngừng củng cố khâu đoàn kết, tương trợ, có phong cách nhà giáo, nếp sống văn hóa, gương mẫu trước học sinh, gắn bó mật thiết với PHHS và địa phương, khi lên lớp không có mùi bia, rượu.
- Chấp hành tốt chỉ thị 06 của Thường vụ Thành ủy về thực hiện nếp sống văn minh , gia đình văn hóa.
- Tiếp tục triển khai đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, kết hợp với phong trào thi đua “Mỗi thầy cô giáo phấn đấu là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo”; Thực hiện đánh giá chất lượng cán bộ - viên chức hằng năm theo TT 06/BNV và chuẩn nghề nghiệp theo TT 30/BGDĐT.
- Tiếp tục thực hiện chủ trương của Ngành và Công đoàn về việc thực hiện kỷ cương, nề nếp, tác phong của nhà giáo, nâng cao hiệu quả cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm” và cuộc vận động xây dựng người cán bộ công chức “ Trung thành - Sáng tạo - Tận tuỵ - Gương mẫu”
+ Chỉ tiêu:
- 100% Cán bộ công chức chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và qui chế chuyên môn của Ngành, nội qui của nhà trường.
- 100% Cán bộ giáo viên có đăng ký chương trình nội dung tự học tự bồi dưỡng cá nhân. Phấn đấu trên 75% cán bộ giáo viên tốt nghiệp Đại học để nâng chuẩn. Đảm bảo không có giáo viên yếu, kém trong giảng dạy, không có giáo viên vi phạm qui chế hoặc có ảnh hưởng đến phong cách đạo đức làm ảnh hưởng đến danh dự uy tín của nhà trường, của Ngành.
-100% CB-GV đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định.
-100% CB-GV thực hiện không khói thuốc tại cơ quan trường học và những nơi công cộng.
+ Biện pháp:
- Xây dựng nội qui làm việc và sinh hoạt trong Cán bộ viên chức ở cơ quan trường học. Thực hiện nghiêm kỷ luật lao động, trả lương đúng Luật lao động và Bảo hiểm xã hội.
- Phối hợp với BCH Công đoàn tiếp tục tổ chức tốt các cuộc vận động, sắp xếp tạo điều kiện cho Cán bộ viên chức tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, chính trị do Ngành tổ chức, tạo điều kiện cho Cán bộ giáo viên đi học để chuẩn hóa và nâng chuẩn. Tổ chức học tập và thực hiện đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo quy định.
-Tạo điều kiện cho tất cả giáo viên có thể nắm vững chương trình nội dung kiến thức để dạy toàn cấp.
VIII/ CÔNG TÁC QUẢN LÝ:
+ Yêu cầu chỉ tiêu:
- Đây là công tác quan trọng có tác động trực tiếp đến chất lượng dạy và học cần đẩy mạnh và tăng cường để tiếp tục duy trì kỷ cương trong dạy học mà Ngành đã qui định nhất là trong quản lý chuyên môn, sổ điểm, học bạ, hồ sơ hộ tịch học sinh và các loại hồ sơ sổ sách khác theo tinh thần công văn số 360/PGD ngày 14/08/2012.
- Tiếp tục thực đổi mới công tác quản lý trong nhà trường, tập trung chú trọng đổi mới công tác thi đua của trường, dấy lên phong trào thi đua sôi nỗi và hiệu quả trong CB-GV và học sinh, để phong trào thi đua thật sự tác động tích cực đến từng đội ngũ trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Tổ chức tốt các kế hoạch dạy học: Dạy học tự chọn, dạy học chính khóa, dạy học học sinh giỏi, quản lý tốt việc dạy thêm trong trường … nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
- Đảm bảo các hoạt động đồng bộ toàn diện. Phải tạo cho được sức mạnh tổng hợp trong và ngoài trường. Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn và khắc phục mọi biểu hiện thiếu kỷ cương nề nếp và các hành vi vi phạm pháp luật trong nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.
- Xây dựng cảnh quan sư phạm, tạo môi trường giáo dục tốt để nâng cao chất lượng các mặt giáo dục. Phát huy hiệu quả CSVC hiện có, máy móc thiết bị được trang bị ở các phòng học. Đẩy mạnh công tác Xã hội hóa giáo dục trên địa bàn, giữ vững và nâng cao tỉ lệ phổ cập THCS.
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực là nhiệm vụ trọng tâm chỉ đạo của công tác quản lý chuyên môn. Do đó cần chú ý đẩy mạnh và quản lý tốt việc tổ chức sinh hoạt tổ , nhóm chuyên môn. Thực hiện đúng qui định về nề nếp chuyên môn, đặc biệt chú ý việc chỉ đạo thực hiện chương trình sách giáo khoa các lớp theo chuẩn KT-KN quy định.
- Phân công giảng dạy và sắp xếp thời khóa biểu hợp lý nâng cao hiệu quả giảng dạy. Bố trí cân đối mặt bằng tiêu chuẩn giờ dạy của GV. Thực hiện dân chủ công khai về kế hoạch, tài chính, thi đua, về các chế độ chính sách.
- Tăng cưòng công tác kiểm tra nội bộ nhất là công tác kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, của Tổ chuyên môn. Đảm bảo 100% GV đều được kiểm tra. Chú ý mở rộng các hình thức kiểm tra chuyên đề đột xuất. Thực hiện đầy đủ., đúng qui định về hồ sơ kiểm tra. Tích cực quản lý và có biện pháp đề phòng ngăn chặn những tiêu cực trong dạy thêm học thêm, thực hiện tốt QĐ 17/2010 của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Quyết định 09/QĐ-UBND tỉnh Quảng Nam về quản lý dạy thêm học thêm nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý Nhà nước về giáo dục.
- Cải tiến thủ tục hành chính, thực hiện tốt công tác thông tin 2 chiều. Hội họp đúng giờ, nghiêm túc, báo cáo đầy đủ chính xác đúng hạn. Hoàn thành hồ sơ kiểm định chất lượng vào năm 2016.
+ Biện pháp:
- Thực hiện kế hoạch hóa trong quản lý, chỉ đạo tất cả các bộ phận, tổ chuyên môn phải có kế hoạch cụ thể trên cơ sở kế hoạch chung của trường theo từng tháng, học kỳ, năm học.
- Chỉ đạo tốt việc thực hiện các kế hoạch dạy học chính khóa, dạy học ngày hai buổi, dạy học nâng cao chất lượng mũi nhọn, dạy học nâng cao chất lượng dự thi vào trường chuyên. Các kế hoạch dạy học HĐNG-LL, Lao động hướng nghiệp dạy nghề … đảm bảo chất lượng và khoa học.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và Tổ chuyên môn đồng bộ, cân đối ở các hoạt động, chú ý kiểm tra dạy học, giờ lên lớp, bài soạn, sử dụng ĐDDH, sách thư viện, sinh hoạt Tổ, nhóm chuyên môn và các khoản thu theo qui định ở từng lớp. Mỗi thành viên Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng tham gia sinh hoạt với 1 tổ chuyên môn.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Tích cực tham mưu với địa phương để tăng cường hiệu quả hoạt động của HĐGD, Ban đại diện CMHS, Hội khuyến học nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
- Thực hiện đầy đủ mọi chính sách đối với Cán bộ viên chức. Kết hợp với BCH Công đoàn chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ. Sử dụng đúng nguyên tắc và có hiệu quả các nguồn quỹ trong và ngoài ngân sách trong việc xây dựng các điều kiện thiết yếu phục vụ dạy và học.
IX/ CHỈ TIÊU CHUNG:
1/ NHÀ TRƯỜNG:
- Đạt danh hiệu trường:
Tập thể lao động xuất sắc - Trường chuẩn Quốc Gia.
-Chất lượng giáo dục: +Học lực: Đạt trường chuẩn Quốc gia.
+Hạnh kiểm: 98% đạt khá, tốt.
-Tỷ lệ học sinh bỏ học không quá 0,5%.
-TN THCS đạt tỷ lệ 100%
- Các hoạt động dạy học, HĐNG LL, vệ sinh môi trường, cảnh quan sư phạm, thông tin 2 chiều, thư viện, thiết bị, tài vụ, quản lý, xã hội hóa GD, lao động hướng nghiệp - dạy nghề đều xếp loại tốt.
- Học sinh giỏi phấn đấu trong top 3 của thành phố về HSG khối 6,7,8; Sinh, Sử, Địa khối 9 và TNTH – Casio khối 8,9. Đạt giải trong các kỳ thi Hùng biện Tiếng Anh, Giải Toán và Tiếng Anh trên mạng, Kiến thức liên môn và dạy học tích hợp.
-Học sinh thi đậu vào trường chuyên từ 20 đến 25 học sinh, đạt và vượt chỉ tiêu PGD giao.
- HKPĐ, TDTT xếp vị thứ nhất, nhì ở TP.
2/- GIÁO VIÊN:
- Đăng ký Chiến sĩ thi đua cơ sở: trên 30%.
- Đạt giỏi viên dạy giỏi cấp trường: 70%.
- LĐTT : trên 80%.
3/ĐOÀN THỂ:
- Liên Đội xuất sắc
- Chi Đoàn xuất sắc.
- Hội chữ thập đỏ tiên tiến xuất sắc.
- Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc.
-Các tổ chức khác xếp loại tốt.
Năm học 2015-2016 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của trường, năm học chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, năm học có nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, kỷ niệm 70 năm ngày quốc khánh; năm học tiếp tục đổi mới hoạt động giáo dục một cách toàn diện, nâng cao vị thế của nhà trường trong thành phố, giữ vững các chỉ tiêu của trường đạt chuẩn Quốc gia. Toàn trường tích cực hưởng ứng các cuộc vận động do Đảng, Bộ GD-ĐT, Công đoàn phát động, tích cực tham gia phong trào thi đua hai tốt, phấn đấu tạo sự chuyển biến rõ nét trong tất cả các mặt hoạt động của nhà trường, đặc biệt chú trong học hiệu quả chất lượng BDHSG, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục một cách thực chất, phấn đấu giữ vững danh hiệu trường đạt chuẩn Quốc gia, và các nội dung tiêu chuẩn của trường học thân thiện, học sinh tích cực trong năm học 2015-2016.